Viên nén gỗ là gì?

Sự cạn kiệt của các nguồn nguyên liệu hóa thạch, các vấn đề về môi trường, sức khỏe… đã buộc con người phải tìm ra nguồn năng lượng mới “xanh” hơn, “sạch” hơn và có hiệu quả tương đương.Trong đó, năng lượng sinh khối với viên nén gỗ là một đại điện tiêu biểu đang là sự lựa chọn của không chỉ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà còn cho mục đích sản xuất công nghiệp.

Viên nén gỗ có tên tiếng anh là Wood Pellet, là một loại nhiên liệu sinh học được sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp như mùn cưa, gỗ vụn, trấu… Qua quá trình sàng lọc, sấy và ép với nhiệt độ và áp lực cao, viên nén gỗ có mật độ và giá trị năng lượng cao, có thể thay thế các nguyên liệu hóa thạch.
Viên nén gỗ có nhiều ưu điểm:
  • Tận dụng được các phụ phẩm từ chế biến gỗ và hoạt động nông nghiệp – Nguồn nguyên liệu dồi dào và có sẵn.
  • Giảm thiểu phát thải có hại (Viên nén gỗ được coi như một loại nguyên liệu trung hòa cacbon, tức là lượng khí thải phát ra bằng với lượng khí thải đã xử lý trong quá trình quang hợp khi nó còn sống).
  • Sạch (Hàm lượng tro ít, có thể tận dụng làm phân bón hay các lót đường)
  • Giá thành có thể chấp nhận được cho một loại nguyên liệu hiệu quả và an toàn
  • Dễ dàng tái tạo (Không cần mất đến hàng trăm triệu năm như nguyên liệu hóa thạch, nguyên liệu làm viên nén gỗ có thể dễ dàng tái tạo).

 

 

Xem thêm: Ưu điểm và nhược điểm của một viên nén gỗ

Thị trường viên nén gỗ

Thị trường viên nén gỗ trong những năm qua đã được mở rộng đáng kể, chủ yếu là do nhu cầu đến từ khu vực công nghiệp. Hàng loạt các dự án công nghiệp sử dụng viên nén gỗ đã được triển khai và đi vào/ chuẩn bị đi vào hoạt động, dự báo một sự bùng nổ về nhu cầu viên nén gỗ.
Ngoài ra, các chính sách bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải cacbon của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam cũng là một trong những nguyên nhân đưa xu hướng sử dụng viên nén gỗ đi lên.
Nhìn chung, nhu cầu đối với viên nén gỗ sẽ ngày càng tăng, mở ra những cơ hội rất khả quan đối với ngành sản xuất viên nén gỗ trên toàn thế giới nói chung và thị trường xuất khẩu viên nén gỗ ở Việt Nam nói riêng.

Viên nén gỗ VinaGrand

Nhận định được nhu cầu của thị trường đối với viên nén gỗ,VinaGrand đã sớm phát triển dây chuyền sản xuất viên nén gỗ hiện đại, mang đến sản phẩm viên nén gỗ cao cấp cho các đối tác, khách hàng.
 
Viên nén gỗ của VinaGrand được đảm bảo về chất lượng với thành phần 100% gỗ Keo, sản xuất bằng công nghệ hiện đại của Nhật Bản.

Thông số kỹ thuật

  • Đường kính: 6-8 mm
  • Chiều dài: 10-40 mm
  • Độ ẩm: max 10%
  • Độ tro: max 3%
  • Nhiệt lượng: 4.500 – 4.800 Kcal/kg

Đặc điểm

  • Viên nén gỗ VinaGrand có bề mặt mịn, bóng, không có vết nứt
  • Viên nén có mùi hương của gỗ

Quy trình sản xuất viên nén gỗ:


 
Viên nén gỗ VinaGrand được sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn

1. Nghiền nguyên liệu

Bắt đầu cho một quy trình sản xuất là khâu chọn nguyên liệu rồi nghiền chúng. Các nguyên liệu sản xuất viên wood pellets thường là mùn cưa xẻ gỗ, mùn cưa từ tre nứa hay dăm bào…ở VinaGrand các Viên Nén Gỗ được làm 100% từ gỗ keo. Những loại nguyên liệu này phải đảm bảo có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 5mm theo đúng kích thước đã quy định trước khi đưa vào máy nén. Do vậy, đối với những loại nguyên liệu có kích cỡ ban đầu lớn như thân cây, cành cây hay gỗ vụn sẽ được nghiền để đưa về kích thước nhỏ cụ thể là biến chúng thành mùn cưa, khi đã đạt được kích thước đồng đều sẽ tạo ra các viên nén đẹp và tỷ trọng cao.

2. Tạo độ ẩm thích hợp cho mùn cưa

Trong sản xuất viên nén, độ ẩm của nguyên liệu có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của thành phẩm. Độ ẩm lý tưởng đối với nguyên liệu sản xuất viên nén là khoảng 10-14%. Thường thì, các loại mùn cưa được lấy từ gỗ, cây tươi qua máy nghiền sẽ có độ ẩm cao từ 18-35%. Vì vậy, công đoạn tiếp theo là tạo độ ẩm thích hợp cho mùn cưa bằng cách đưa lên băng tải vào hệ thống sấy, các nguyên liệu ẩm sẽ gây ra nấm mốc và không tạo được những viên gỗ nén như ý. Sau khi qua hệ thống sấy, mùn cưa đạt độ ẩm thích hợp sẽ được đưa lên băng tải vào hệ thống nén để tạo hình sản phẩm.

3. Tạo hình cho viên nén gỗ

Khâu tạo hình cho những viên nén khá quan trọng. Sau khi nguyên liệu đạt được độ ẩm thích hợp sẽ được đưa vào miệng nạp của máy ép viên thông qua băng tải, vít tải. Hệ thống băng tải sẽ đảm nhiệm việc cung cấp nguyên liệu một cách đều đặn vào miệng nạp nguyên liệu của máy nén viên. Sau khi nguyên liệu được nén với áp suất cao sẽ cho ra viên có kích thước đồng đều và cứng mà không cần dùng đến phụ gia, hay hóa chất.

4. Làm mát viên nén gỗ

Sau khi, được đưa ra khỏi máy nén, viên nén sẽ có nhiệt độ cao. Việc tiếp theo cần làm là đưa viên nén vào hệ thống làm mát bằng các băng tải, máy làm mát sẽ làm giảm nhiệt độ của viên nén. Lúc này những viên nén với kích thước đều nhau được ra lò, chúng được chuyển sang khâu tiếp theo là đóng gói thành phẩm.

5. Đóng gói thành phẩm

Viên Nén Gỗ sau khi được làm mát sẽ được đưa vào phễu của máy đóng gói và sáu đó sẽ được đóng kín bằng bao PE từ 15 – 25 Kg/bao  tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *